ĐỀ KIỂM TRA HKII LỚP 12 – MÔN NGỮ VĂN
Lượt xem:
SỞ GD VÀ ĐT ĐĂK NÔNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN; LỚP 12 Thời gian: 120 phút (không tính thời gian phát đề) |
|
1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng Đế trên Thiên Đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.
(Trích Tiếng chim hót trong bụi mận gai – Collen M. Cullough).
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: Những hình ảnh “chiếc gai nhọn” và “bài ca duy nhất, có một không hai” trong đoạn trích ẩn dụ cho những điều gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?
Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích.
Câu 4: Anh/chị hãy rút ra một bài học sâu sắc cho bản thân từ đoạn trích trên.
2. LÀM VĂN (7.0 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất”.
Câu 2 (5.0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn.
——- HẾT ——-
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm!)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
1. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm).
2. Đáp án và thang điểm
Đáp án | Điểm | |
I. Đọc – hiểu
( 3,0 đ)
|
– Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự | 0.75đ |
– Hình ảnh “chiếc gai nhọn” trong đoạn trích ẩn dụ cho: những khó khăn thử thách mà con người phải vượt qua trong cuộc sống. – Hình ảnh “bài ca duy nhất, có một không hai” trong đoạn trích ẩn dụ cho: những thành quả tốt đẹp nhất mà con người có được khi vượt qua chông gai thử thách. |
0.75đ | |
– Nội dung đoạn trích: Kể về con chim đặc biệt chỉ hót một lần…. và thông điệp : con người hãy biết vượt lên những khó khăn thử thách để đạt được những điều tuyệt vời nhất. | 0.75đ | |
– Học sinh trình bày quan điểm cá nhân, giải thích vì sao bài học đó khiến em tâm đắc.
– Có thể lựa chọn một trong câc bài học sau: + Lý tưởng sống cao đẹp + Sự nỗ lực… + Dám mạo hiểm… |
0.75đ | |
II. Làm văn | ||
Câu 1
( 2,0 đ)
|
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất”. | |
a. Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. – Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp |
||
b. Yêu cầu về kiến thức
– Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ được các ý chính sau: |
||
– Nêu được vấn đề cần nghị luận | 0.5 | |
– Giải thích, ý nghĩa :
+ Tốt đẹp nhất: những gì hài lòng nhất, được như mong muốn của mình. + Đau khổ vĩ đại: Tình trạng tuyệt vọng nhất, những trắc trở khó có thể vượt qua, không lối thoát, …khiến con người suy sụy, muốn vỡ tan, ngã gục,… + Ý nghĩa của câu nói: Trải qua những khó khăn thử thách thì thành quả đạt được mới thật ý nghĩa, giá trị. |
0.5 | |
– Phân tích, chứng minh:
+ Khi cố gắng, nỗ lực…ta sẽ trân quý những gì mình tạo dựng được. Những gì tự dưng mà có sẽ không lâu bền, cũng dễ làm ta coi thường hoặc không trân trọng… + Có những thứ đôi khi phải trả giá bằng tính mạng: độc lập, tự do, hạnh phúc… |
0.5
|
|
– Bài học nhận thức và hành động: nỗ lực cố gắng… sẽ được đền đáp; Cần có lý tưởng sống đẹp đễ, biết hy sinh vì những điều ý nghãi, tốt đẹp.
|
0.5 | |
Lưu ý:
– Nếu thí sinh có kĩ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh và có những suy nghĩ riêng, hợp lí thì vẫn đạt điểm tối đa. |
||
Câu 2
( 5,0 đ)
|
Cảm nhận của anh / chị về hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (“Chí Phèo” – Nam Cao), để nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn. | |
1. Yêu cầu về kĩ năng
– Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, biết cách phân tích một hình tượng văn học. – Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
||
2. Yêu cầu về kiến thức
– Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: |
||
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề. Thân bài triển khai được vấn đề. Kết bài kết luận được vấn đề. |
0.25 |
|
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài. | 0.5 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo một trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng được các thao tác lập luận giải thích, bình luận, chứng minh; dẫn chứng phù hợp, cụ thể, khai thác nội dung từ các yếu tố nghệ thuật. |
||
– Giới thiệu về tác giả Tô Hoài; Nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân.
|
0.25 | |
* Hình tượng nhân vật Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài – Mị có phẩm chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần + Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời; chăm chỉ làm ăn, yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình.+ Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh.+ Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.+ Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm “ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”– Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân + Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị.+ Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ.+ Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.+ Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi. – Khái quát nghệ thuật: + Bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị. + Có áp bức, có đấu tranh; Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do. |
2.0
|
|
* Liên hệ nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu:
– Giới thiệu về tác giả Nam Cao; Nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu. – Sau khi gặp Thị Nở và được Thị chăm sóc, yêu thương, Chí Phèo lần đầu tiên tỉnh rượu sau những cơn say triền miên và đã có sự chuyển biến sâu sắc trong tâm trạng: + Từ tỉnh rượu đến tỉnh ngộ: Tỉnh rượu: lần đầu tiên – từ khi ra tù, Chí hết say và cảm nhận được thời gian và âm thanh hằng ngày của cuộc sống. Âm thanh cuộc sống đang từng tiếng một gõ nhịp vận hành cùng với sự thức tỉnh của Chí Phèo. Những âm thanh này ngày nào mà chẳng có, nhưng đây lại là lần đầu tiên Chí mới nhận ra. Tỉnh ngộ : nhận thức và nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. + Khát khao hoàn lương và mong ước hạnh phúc. Chí mong muốn trở lại làm người lương thiện. => Nam Cao cho cho ta thấy được bản tính tốt của con người có ngay trong con người bị tha hoá. Bản tính ấy sẽ trỗi dậy khi có chất xúc tác |
1.0 | |
* Nhận xét về cách khám phá vẻ đẹp tâm hồn con người lao động của hai nhà văn
– Hai nhân vật Mị và Chí Phèo của nhà văn Tô Hoài, Nam Cao là những hình tượng điển hình cho số phận con người lao động vượt lên sự đè nén của cường quyền và thần quyền để khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của con người. + Mị: Tưởng chừng như đã trở thành vật vô tri, vô giác trong nhà thống lý, nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân. + Chí Phèo: Dù bị hủy hoại cả về nhân hình lẫn nhân tính nhưng Chí vẫn khao khát hướng đến cuộc sống lương thiện. => Mỗi nhà văn có một cách sáng tạo riêng, nhưng khi viết về người nông dân thì các tác giả đều hướng tới khám phá vẻ đẹp tâm hồn của họ. Từ đó, đề cao, trân trọng những phẩm chất đáng quý của người nông dân. |
0.5
|
|
* Đánh giá chung :
Nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do. Sự thức tỉnh của Chí Phèo đã thể hiện rõ vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động, dù bị vùi dập đến tận cùng vẫn không thể mất đi vẻ đẹp đó. |
0.5
|