Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong Văn học Trung đại

Lượt xem:

Đọc bài viết

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM

 –  HS phải khái quát được một vài nét về hoàn cảnh lịch sử thời kì này: Đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động to lớn,  đặc biệt là giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX,  chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, bộ máy chính quyền chuyên chế đang trong giai đoạn sâu mọt và mục ruỗng. Nhân dân bị bóc lột và áp bức nặng nề, nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy khắp nơi, mâu thuẫn giữa nhân dân và tâng lớp thống trị ngày càng sâu sắc. Và văn học – tấm gương trung thành phản ánh hiện thực cuộc sống đã nảy sinh trên mảnh đất màu mỡ ấy. Chính trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến, văn học phát triển và đạt đến độ rực rỡ nhất. Văn học gắn liền với những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống, tố cáo chiến tranh phong kiến và sự thối nát của giai cấp thống trị, phơi bày những nỗi khổ, lầm than của nhân dân lao động bị áp bức, đồng thời lên tiếng đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ, đặc biệt là người phụ nữ.

–  Vị trí:  Người phụ nữ là đối tượng, đề tài được đề cập nhiều nhất trong văn học giai đoạn này, bởi vì họ là đối tượng bị coi thường và bị áp bức nặng nề nhất trong xã hội phong kiến, bị bủa vây bởi những tập tục, những định kiến khắt khe của lễ giáo phong kiến, không chỉ khổ về thể xác lẫn tinh thần mà còn bị chà đạp, bị hắt hủi, lăng nhục,…

  1. Nội dung

–   Đó là những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn:  Thúy Kiều, nàng Tiểu Thanh, người cung nữ, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương,…

–   Nhưng họ cũng là những người chịu nhiều bi kịch đau đớn, đắng cay:

+  Thúy Kiều phải trải qua mươi lăm năm lưu lạc, ê chề trong chốn bùn nhơ  ( Truyện Kiều – Nguyễn Du)

+  Tiểu Thanh chết trẻ trong cô đơn, tủi nhục  ( Đọc Tiểu Thanh kí – Nguyễn Du)

+  Vũ Nương cũng bị chồng nghi oan và chịu kết cục đau buồn  ( Chuyện người con gái Nam Xương– Nguyễn Dữ)

+  Người cung nữ bị vua ruồng bỏ, chôn vùi tuổi xuân trong cung cấm lạnh lẽo ( Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều)

+  Người chinh phụ đơn chiếc, mòn mỏi đợi chồng trong tuyệt vọng ( Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

+  Hồ Xuân Hương cay đắng trong thân phận vợ lẽ, không một lần được hưởng hạnh phúc trọn vẹn  ( Tự tình, Làm lẽ),…

–    Họ cũng là những người ý thức sâu sắc về phẩm giá của mình ( Nỗi thương mình – Truyện Kiều), khát vọng vươn lên khẳng định tài năng của mình trong cuộc sống ( Đề đền Sầm Nghi Đống – Hồ Xuân Hương).

–     Nhưng hơn ai hết, họ là những người có phẩm chất trong sáng (Chuyện người con gái Nam Xương– Nguyễn Dữ, Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều – Nguyễn Du,…), bất bình, chán ghét  với cuộc sống tù túng, ngột ngạt, tẻ nhạt thực tại ( Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Tự tình, Làm lẽ – Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều ,…), có khát vọng về một cuộc sống công bằng, khát khao hạnh phúc, tự do yêu đương (Truyện Kiều – Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn, Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều, Làm lẽ – Hồ Xuân Hương,…),  mong ước có được một tình yêu thủy chung, son sắt (Mời trầu – Hồ Xuân Hương),…

¦  Đứng trên lập trường nhân sinh, các nhà văn đã bày tỏ nỗi cảm thông, thương xót, chia sẻ với những nỗi thống khổ, bất hạnh mà người phụ nữ phải gánh chịu; trân trọng, phát hiện ở người phụ nữ những phẩm chất tốt đẹp; thấu hiểu, đồng cảm với những khát vọng sống, hạnh phúc đầy tính nhân văn của họ. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc được thể hiện qua các tác phẩm.