Đề thi HSG khối 12

Lượt xem:

Đọc bài viết

SỞ GD VÀ ĐT ĐĂK NÔNG

 TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

 

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN; LỚP 12

Thời gian: 180 phút (không tính thời gian phát đề)

 

 

  1. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

– Kiểm tra mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng được qui định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 11, 12 đồng thời vận dụng kiến thức, kĩ năng hiểu biết của mình trong đời sống vào trong bài viết của mình để làm cho bài viết phong phú hơn.

–  Mục đích đánh giá năng lực của học sinh trong quá trình học tập vừa qua để từ đó chọn ra nguồn cho những kì thi lớn do tỉnh tổ chức như học sinh giỏi Tỉnh, giỏi Quốc gia…

  1. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận 180 phút

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:

 

 Các chủ đề

Các cấp độ cần đạt 

Cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
1. Nghị luận xã hội

– Về một tư tưởng, đạo lý.

 

    Vận dụng kết hợp hiểu biết và các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận xã hội. Lấy dẫn chứng mang tính xã hội. Bài học nhận thức và hành động rút ra cho bản thân một cách chân thật.

 

 
Câu               điểm

Tỉ lệ %

0        0

0%

0             0

0%

1                 8.0                 40% 1          8.0               40%
2. Nghị luận văn học

– Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

    Vận dụng tổng hợp kiến thức về tác giả, tác phẩm, lý luận văn học, văn học sử và kỹ năng làm văn để viết bài văn nghị luận văn học.

 

 
Câu               điểm

Tỉ lệ %

0        0

0%

0             0

0%

1                 12.0               60% 1          12.0              60%
Tổng số câu      

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

0

0

0%

0

0                                   0%

2

20.0

100%

2

20.0            100%

 

 

 SỞ GD VÀ ĐT ĐĂK NÔNG

      TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2018 – 2019

MÔN: NGỮ VĂN; LỚP 12

Thời gian: 180 phút (không tính thời gian phát đề)

 

Họ, tên thí sinh:…………………………………………….                            Số báo danh:………………..

                                                                                                                                                                                              

 Câu 1 (8,0 điểm) :  Đọc văn bản sau :

BỨC TRANH TUYỆT VỜI

Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: “Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người”.

Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời: “Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu”.

Cuối cùng họa sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: “Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp”. Và họa sĩ đã tự hỏi mình: “Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu?”.

…Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”.

                                                    (Theo Phép nhiệm màu của đời, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh)

Câu chuyện trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về bài học cuộc sống?

             Câu 2 (12,0 điểm) :

Đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho rằng:“Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.”(SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010, trang 14).

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng việc phân tích các tác phẩm “Tây Tiến” (Quang Dũng), “Việt Bắc” (Tố Hữu) và “Đất Nước”- trích trường ca “Mặt đường khát vọng”  (Nguyễn Khoa Điềm).

——- HẾT ——-

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm!)

 Chữ ký giám thị 1: …………………………………Chữ ký giám thị 2: …………………..

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 12 NĂM 2018-2019

 

Câu ̣i dung Thang điểm
Câu 1

 

1. Yêu cầu kĩ năng

– Đáp ứng được yêu cầu của một bài nghị luận xã hội, biết vận dụng kiến thức về đời sống xã hội để làm rõ ý nghĩa câu chuyện trên.

– Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

 

 
2. Yêu cầu kiến thức

Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, tuy nhiên cần đáp ứng được những ý chính sau đây:

 
a. Ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc sống có nhiều giá trị tinh thần, nhiều gam màu tuyệt đẹp làm nên bức tranh đa sắc nhưng tuyệt vời nhất, kì diệu nhất vẫn là bức tranh “Gia đình”.

 

1.0

 

b. Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện:

– Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về vẻ đẹp cuộc sống (niềm tin, tình yêu, hòa bình…)

– Tuy nhiên gia đình là nơi hội tụ, kết tinh mọi giá trị, mọi vẻ đẹp, mọi điều kì diệu nhất trên thế gian này. Bởi:

– Gia đình là điểm tưạ vững chãi nhất (là chốn nương thân, là nơi trở về, là bầu trời bình yên, là nơi nhen lên niềm tin và hi vọng…)

– Gia đình là thế giới của tình yêu thương (tình vợ chồng, tình cha con, tình mẹ…)

– Là nơi tâm hồn, cuộc đời mỗi người được nuôi dưỡng lớn khôn, trưởng thành (gia đình là bệ đỡ của niềm đam mê, thăng hoa sáng tạo và chinh phục ước mơ…) 

5.0

 

 

 

 c. Bài học nhận thức và hành động:

– Mỗi người cần nhận ra giá trị thực của cuộc sống nằm ở gia đình. Từ đó có ý thức “tô vẻ cho bức tranh gia đình” mình những gam màu phù hợp.

– Không nên theo đuổi những điều viển vông, phù phiếm, xa vời mà đánh mất điều trân quý giản dị nằm trong chính chúng ta, trong mỗi gia đình. 

2.0
Câu 2 1. Về kĩ năng:

– Học sinh nắm vững phương pháp làm bài: chứng minh một vấn đề văn học. Kết cấu bài làm chặt chẽ, hợp lí.

– Hiểu đúng yêu cầu của đề, dùng một số truyện cổ tích để chứng minh nhận định trên.

– Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, giàu hình ảnh. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

 
2. Về kiến thức:

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

 

 
  a. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:  1.0
b. Giải thích nhận định:

– Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.

– Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

→ Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.

 

2.0
c. Phân tích, chứng minh:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

– Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu của văn học giai đoạn 1945 – 1975.

– “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” (trích “Mặt đường khát vọng”) là ba tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan:

– Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khăn, gian khổ: thiếu thốn về vật chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh…(Dẫn chứng)

– Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước hòa bình, tươi đẹp……(Dẫn chứng)

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 – 1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng

– Phán ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ quốc; phản ánh quá trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành độc lập tự do cho đất nước. …(Dẫn chứng)

– Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn: lòng yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân dân, tình đồng chí đồng đội……(Dẫn chứng)

– Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất vàý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính, người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc……(Dẫn chứng)

* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)……(Dẫn chứng)

* Lưu ý: Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp trong ba tác phẩm: “TâyTiến”, “Việt Bắc”, “Đất nước” – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, phân tích để làm sáng tỏ những luận điểm trên.

 

8.0
  d. Đánh giá chung:

– Lí giải nguyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt – cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30 năm. Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần công dân, tinh thần chiến sĩ của người cầm bút.

– Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc đời không chỉ bằng con mắt của cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, dân tộc và thời đại.

– Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc.

– Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn…

1.0
* Lưu ý: HS có thể có nhiều cách viết sáng tạo, linh hoạt miễn là đáp ứng những yêu cầu trên.